Vào những dịp gần Tết, món tré trộn ngon lại càng được ưa chuộng hơn. Đối với người Bình Định, đây là món ăn gói gọn tất cả hương vị quê.
1. Tìm hiểu về tré Bình Định
Tré được làm chủ yếu từ lỗ tai heo, thịt đầu heo hoặc thịt ba chỉ, kết hợp cùng thịt bò theo tỉ lệ và trộn cùng một số loại gia vị như ớt bột, mè rang, riềng,…
Sau khi sơ chế, tré sẽ được gói lần lượt trong lá ổi (hoặc lá đinh lăng) và lá chuối. Cuối cùng, bọc bên ngoài lớp rơm, hoặc dùng nilon quấn lại trước khi bọc rơm. Đặt tré ở vị trí khô ráo, tầm 3 – 4 ngày là có thể sử dụng.
Có không ít người cho rằng, món tré miền Trung có thể sánh với “nem công chả phụng”, hoặc là món không thể thiếu trên những mâm cỗ sang trọng của người miền Trung, nhất là người Bình Định. Thật ra, tré là món ngon bình dân, được nhiều người ưa chuộng. Nó bình dân từ hồn cốt, hình thức bên ngoài và cả nguyên liệu bên trong.
2. Cách chọn nguyên liệu làm tré trộn ngon
2.1 Cách mua xoài xanh tươi giòn
- Xoài có phần cuống còn tươi, hơi ướt và dính mủ là xoài tươi, vừa được hái.
- Nên chọn xoài cứng, vỏ ngoài có phấn trắng, da màu xanh đậm.
- Không chọn xoài mềm, vì có thể là xoài để quá lâu hoặc đang chuyển sang giai đoạn chín ngọt, thịt nhũn, khi làm gỏi sẽ không ngon.
2.2. Cách chọn cóc non tươi ngon
- Nên chọn cóc có màu xanh tự nhiên, không bị sần sùi. Không nên chọn các trái đã ngả vàng, vì đó là cóc chín.
- Cóc non khi ấn vào sẽ thấy hơi cứng, không quá mềm. Cóc non vừa hái vẫn còn nguyên cuống, có một lớp nhựa bao quanh.
Vào những dịp gần Tết, món tré lại càng được ưa chuộng hơn ngày thường. Đối với người dân Bình Định, đây là món ăn gói gọn tất cả hương vị đồng nội, những gì thân thuộc nhất của quê hương xứ sở. Chính vì vậy, trong những ngày lễ Tết, món tré đã trở thành món ăn quen thuộc trên mâm cỗ của mỗi người dân Bình Định. Còn ngày thường, chỉ cần một đĩa tré thêm chai rượu Bầu Đá đúng chất, vậy là bữa nhậu đã xôm tụ và khó tàn cuộc.