Tré là đặc sản rất “độc lạ”
Tré với nhiều tên gọi khác nhau như Tré Rơm Bình Định, Tré Nem Bì Bình Bình Định, Tré Chợ Huyện…là một đặc sản ẩm thực nổi tiếng có lịch sử hàng trăm năm.
Có thể nói Tré là đặc sản “độc Dị” nhất trong tất cả các đặc sản truyền thống Bình Định nói riêng và cả nước nói chung.
Tré qua hàng trăm năm vẫn một kiểu cách, nhìn bề ngoài như cái “cán chổi” bằng rơm. Người ta gọi Tré Rơm Bình Định là thế. Về cách chế biến tré Quy Nhơn Bình Định cũng lạ: lên men từ thịt đã được làm chín nên còn goi là nem bì (thịt đầu heo, thủ lợn)
Cách bảo quản tré Bình Định lâu hư
Bảo quản tré đúng cách sẽ giúp sản phẩm lâu hư, lâu chua. Thời gian sử dụng có thể kéo dài hàng tháng. Có rất nhiều người thậm chí người bán hàng cũng mắc sai làm khi bảo quản tré.
Như chúng đã biết tré là một sản phẩm lên men, quá trình lên men của tré nhanh hay chậm thùy thuộc vào nhiệt độ bảo quản tré. Nhiệt độ càng cao thì tré lên men càng nhanh nên nhanh chua nhanh hỏng.
Mặc khác khi mới sản xuất tré lên men chưa đủ chín thì ăn chưa ngon, mặn và không ngọt. Nhưng lên men quá mức sẽ chua và không còn ngon nữa. Do đó tré cần ăn đúng thời điểm. Thường thì sau 2 ngày sau khi sản xuất ở nhiệt độ thường. Sau đó tré sẽ chuyển sang chua dần.
Do đó cách bảo quản tré lâu hư là khi tré vừa ăn. Cho tré vào ngăn mát nhiệt độ 0-10 độ C để nó lên men chậm lại (sử dụng 1 tuần). Trường hợp muốn bảo quản lâu hơn thì bắt buộc bảo quản tré ở ngăn đông lạnh với nhiệt độ âm 10-20 độ C.
Sau khi sản xuất, nên bảo quản Tré ở nơi thoáng mát, khô ráo. Nhiệt độ mát và tránh ánh nắng mặt trời cho đến khi vừa ăn thì thực hiện cách bảo quản tré như trên